Tình hình là gạo đang tăng giá, nên chắc chuyển qua khoai mì. Lâu lắm rồi mới được nhổ bụi mì lên, nhìn củ khoai mì và cảm nhận được sự thân quen, dù rằng cũng không thích ăn. Bi kịch ghê. Đây là mì ở Củ Chi, hồi cuối tuần trước. Cũng vui.
29 thg 4, 2008
Khoai mì
Tình hình là gạo đang tăng giá, nên chắc chuyển qua khoai mì. Lâu lắm rồi mới được nhổ bụi mì lên, nhìn củ khoai mì và cảm nhận được sự thân quen, dù rằng cũng không thích ăn. Bi kịch ghê. Đây là mì ở Củ Chi, hồi cuối tuần trước. Cũng vui.
Mai đi chơi :-))
Mai đi chơi rồi. Những vẫn phải cầm theo laptop, để đêm về còn phải viết cho xong proposal, gởi trước ngày 2/5 cho kịp deadline. Hy vọng ở Phnompenh ADSL chạy ù ù.
Nhớ dịp này năm ngoái, cả nhà đùm túm nhau đi Đà lạt. Sóc và HK còn nhỏ xíu xiu. Đi xe đò. Cực nhưng vui. Phải sắp xếp thêm thời gian cho mấy đứa nhỏ thôi.
(Câu này quen. Cứ phải nhắc đi nhắc loại hoài cho nhớ!)
26 thg 4, 2008
Thứ bảy
25 thg 4, 2008
Bủm
Thế thôi!
24 thg 4, 2008
Đa đoan
- Ngôi nhà nhỏ: 4 em mọi lứa tuổi, nội chuyện dành cho mỗi em 15 phút mỗi ngày là hết 1 tiếng đồng hồ rồi. Chả trách gì thấy mau đến nửa đêm mỗi tối. Cũng may là, cả hai bên đều thấy là mình đang đem lại hạnh phúc cho bên kia. Bu cần ba, mẹ thỉnh thoảng dò bài giúp là vui rồi. Bí thì chỉ cần ba, mẹ nghe kể đủ thứ chuyện ở trường. HK thì cùng hát cùng múa. Sóc thì bắt đủ thứ, có khi chỉ là kéo Mẹ nằm xuống giường ôm ôm cu cậu là được. Mẹ mà được ôm như vậy cũng thích lắm lắm. =))
- Extention: Trong ngôi nhà nhỏ ngoài gia đình đông đúc còn có đến 3 extentions, nên lại phải lo công việc cho chị này, tình cảm của chị kia, rồi các mối quan hệ của chị nọ, rồi đủ các thứ linh tinh của các chị nữa. Đa đoan thiệt
- Công việc và tư việc
- Ngôi nhà to
- Next door
- ...
Chỉ nghĩ đến thôi là đã nghĩ không hết rồi. Thôi bớt đa đoan đi cho nó khỏe
21 thg 4, 2008
No Photo - Graph - Camera
Đó là bản dịch tiếng Anh của bảng cấm: Cấm quay phim chụp hình. Do đã bị cấm nên không có hình minh họa ở đây. Nhưng mọi người có dịp đi qua vài chỗ trong thành phố, ví dụ góc Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng chẳng hạn, sẽ thấy 1 cái bảng cảnh báo - đọc không hiểu - này. May quá, bảng tương tự ở chỗ ủy ban thành phố đã được đổi thành No picture và hình máy ảnh có gạch chéo. Tại sao không mời copywriter cho các câu khẩu hiệu của thành phố nhỉ?
20 thg 4, 2008
Cafe
Di cafe thi relax, vui, nhung ton thoi gian qua. Phai sap xep. Toi nay chac moi ca nha di an lau, hehehe
Phở
Tình hình là đi đâu quên đó, nên đem đến 4, 5 cái mũ bảo hiểm về nhà mà sáng nay không có mũ đội nên phải mượn 1 cái. Mà câu chuyện thực sự muốn viết là có đuợc 1 cái mũ bảo hiểm mới - mai mốt phải nhờ Chi giang đi lấy về. Đó là nhờ đọc sách - à mua sách qua vinabook.com. Quảng cáo không công thêm.
Đó cũng chưa phải là chuyện chính. Thật ra thì muốn chia sẻ bài thơ của Tú Mỡ, viết năm 1937, ca ngợi những cái hay của phở. Từ xưa đến nay, từ sang đến hèn, từ già đến trẻ, từ nội địa đến nuớc ngoài, phở luôn là tốt - nên cơm đừng có phàn nàn nhé. Đọc thử thì biết
PHỞ
Trong các món ăn "Quân tử vị"
Phở là quà đáng quý trên đời
Dăm ba xu hào, đắt đỏ mấy muơi
Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo bổ.
Này bánh cuốn, này thịt bò, này nuớc dùng sao nhánh mỡ
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên,
Nước mắm, hồ tiêu, cùng giấm ớt điểm thêm
Khói nghi ngút đưa lên thơm điếc mũi.
Như xúc động tới ruột, gan, tim, phổi.
Như giục khơi cái đói của con tì
Dẫu sơn hào hải vị khôn bì,
Xơi một bát thường khi chưa thích miệng
Kẻ phú quý cho chí người bần tiện,
Hỏi ai là đã nếm chẳng ưa.
Thầy thông, thầy phán, đi sớm về trưa,
Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ.
Cánh thợ thuyền, làm ăn vất vả
Phở xơi no, cũng đỡ nhọc nhằn.
Khách làng thơ, đêm thức viết văn,
Được bát phở, cũng đỡ băn khoăn óc bí.
Bọn đào kép, con nhà ca kỹ,
Lấy phở làm đầu vị giải lao.
Chúng chị em, sớm mận tối đào,
Nhờ có phở, cũng đỡ hao nhan sắc.
Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,
Quế, phụ, sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì
Phở bổ âm, dương; phế, thận, can, tỳ,
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch
Anh em lao động, đồng tiên không rúc rích
Coi phở là món thuốc, ích vô song.
Các bậc vương tôn, thường chả phượng, nem công,
Chưa thêm phở cũng còn không đủ món.
Chớ khinh phở là đồ ăn hèn mọn,
Đấu xảo thành Ba Lê (Paris), còn phải đón phở sang.
Cùng các cao lương vạn quốc phô trương.
Ngon lại rẻ, phở thường tranh quán giải.
Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,
Lúc buông tay, ắt phải cúng kèm.
Ai ơi, nếm thử kẻo thèm
Tú Mỡ (viết năm 1937)đọc được bài này từ lâu, trên vách tường phở Ông già đường Trần Cao Vân, có lẽ cùng là lý do để lâu lâu ghé lại ăn phở, xem ông già múc phở (Bây giờ việc này chuyển cho cô con gái rồi, có lẽ vì vậy mà phở không còn hấp dẫn như trước).
16 thg 4, 2008
Sách
Lâu nay viên cớ bận rộn nên ít đọc sách. Thật ra là có thì giờ nào thì lại dành ưu tiên hơn cho HBO, Cinemax, rồi còn email, blog…. Nhớ hồi học lớp 2 là đã đọc gần xong cuốn Kinh thánh Cựu ước và Tân ước – không đọc hết các Sách tiên tri của Cựu ước và các thư thánh Phao lô tông đồ gởi các tín hữu ….của Tân ước. Nên cuối cùng quyết định bớt chút xíu cho sách. Bắt đầu bằng mua một số sách qua vinabook.com. Nhưng vẫn chưa đọc được bi nhiêu. May mà hai ngày qua đọc được Tiểu thuyết đàn bà và Bị thiêu sống.
Nghĩ cũng buồn cười, đọc xong Bị thiêu sống lúc hơn 1 giờ sáng, cứ ngỡ sẽ nằm mơ thấy ác mộng. Cuối cùng lại có một giấc mơ lạ - được chồng mua tặng một đôi bông “có đính kim cương” lấp lánh, trong một chuyến du lịch xa, hình như là ở Ý! Nhiều tiền lắm, hết cả tiền khách sạn và tiền chi tiêu cho chuyến đi. Ai biết giải mã giùm giấc mộng này với. Hihi. Nói chuyện giải mã giấc mơ thì sẵn đặt hàng - mua sỉ luôn. Vì đêm nào mình cũng mơ, ít nhất là một chuyện. Có đêm mơ hai ba chuyện. Có đêm thì mơ tiếp chuyện của một giấc mơ trước đó vài ngày nữa. Được 1 cái là ít có ác mộng. Hồi lâu lâu có ý định viết lại các giấc mơ này, biết đâu mai mốt thành 1 kịch bản hay! Nhưng may cho mọi người quá, không có thì giờ.
Đọc Tiểu thuyết đàn bà thì hơi thất vọng. Có lẽ do mình thần tượng Lý Lan quá. Nên đọc xong thì có cảm giác giống như bị ép xem một phim rẻ tiền, tình tiết ép uổng theo kiểu đạo diễn muốn thế, sex thì gượng gạo, hơi dơ dơ nữa. Ui, sao chê dữ vậy?
Quên, phải chê tiếp 1 chuyện: sách nhiều lỗi chính tả và cả lỗi morát nữa.
Nguyên nhân
Cả nước sôi sục với chuyện dương tính với phẩy khuẩn tả, tiêu chảy cấp nguy hiểm, và nguyên nhân dẫn đến dịch này. Tổng hợp thì thấy nhiều lắm nhé:
- Mắm tôm. Đợt trước là nghi can số 1. đợt này nó không chịu tội một mình nhưng là đồng phạm. Vì có vài bệnh nhân tả trước đó có ăn thịt chó mắm tôm
- Rau sống: đích thị là đồng phạm. Có khi lại được xem là thủ phạm chính. Nhất là khi người ta có thói quen tưới rau bằng phân bắc – chỉ nghe thôi là muốn bị thổ tả rồi.
- Hồ Tây: rõ là nhiều bài báo kết tội cái hồ, khi mọi người vô tư “in” và “out” ngay bên hồ. Có cả video, hình chụp minh họa rõ ràng nhé.
- Xe lửa - Đường tàu: khốn khổ là chính các bác có trách nhiệm cũng không có giải pháp.
- Hàng rong: lại đổ lên đầu người nghèo rồi.
- Tiền: mới đây nhất tiền được đưa vào danh sách tội phạm.
- Cái gì gì nữa chưa biết.
Như vậy, tương lai là:
- Danh sách các nguyên nhân này sẽ ngày càng dài ra, vì rõ là “trách nhiệm tập thể”. Như vậy ai cũng có trách nhiệm và không ai chịu trách nhiệm cụ thể. Nên giải pháp thì “tiếp tục bàn” nữa nhé.
- Một số cơ quan đơn vị sẽ rất bận rộn đây: nào mua máy khử khuẩn để làm sạch tiền, nào nhập thiết bị vệ sinh của Mỹ để lắp đặt cho đoàn tàu (tốn tiền lắm lắm nhé!), nào nạo vét hồ, nhập thiết bị lọc nước, đổ hàng tấn chloramin xuống hồ (ai kiểm soát?), rồi thanh tra nhà hàng (biết điều đi chứ!), có thể cấm hàng rong như trước đây đã cấm mắm tôm, …
Cuối cùng thì buồn như con chuồn chuồn gặp mưa. Thế kỷ 21 rồi, internet ù ù rồi, mà nước mình bị vướng vô cái dịch xưa thiệt là xưa. Buồn hơn là đụng vào đâu cũng có thể là nguyên nhân của bệnh cả. Rồi tiếp tục buồn vì cứ như thế này thì không ai chắc là khi nào sẽ hết dịch – 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng hay nửa năm – chẳng có một tí ti hy vọng.
Tiếp tục phập phồng lo sợ khi buổi ăn trưa cả nhà phó thác cho nhiều chỗ khác nhau. Có chuyện gì với mấy đứa nhỏ chắc xỉu quá.
15 thg 4, 2008
Ban chuyen lam an
14 thg 4, 2008
Con ơi đừng khóc nữa
Ước gì các bạn trẻ đọc bài này trên Tuổi trẻ cuối tuần và có quyết định đúng đắn trước khi "vui vẻ một chút"
30.000 sinh linh trên 300m2 đất
Một góc nghĩa trang |
Nghĩa trang được chia làm ba khu, mỗi khu khoảng 100m2 đất, nhưng ở đó có tới hơn 30.000 nấm mộ.
Người sinh viên với những thI thể nhỏ
Hôm nay là ngày nghỉ nên anh Trương Văn Năng và Tống Viết Hiếu đang cặm cụi nhổ cỏ, phát bụi rậm và cắm vài cành hoa cúc trắng lên những nấm mồ. Nhìn những nấm mồ còn tươi màu đất mới, chúng tôi hỏi chuyện thì biết đây là nơi yên nghỉ của gần 40 em trong vòng chưa đầy một tuần qua. Các em vừa được chôn cất hôm trước trong cơn mưa Huế buồn tênh. Không giọt nước mắt người thân, không hòm, chỉ được đựng trong những bình đất, các bé được khâm liệm chu đáo bởi đôi bàn tay chai sạm của anh Hiếu và anh Năng. Phần vì không có đất, hơn nữa để các em đỡ hiu quạnh, quây quần bên nhau, các anh đã cho năm, bảy đứa ở chung một “nấm mồ”!
Anh Hiếu vừa cuốc cỏ, vừa trầm ngâm kể về ngày đầu tiên của nghĩa trang đặc biệt này: “Ngày ấy bây giờ tui vẫn nhớ như in. Vào một buổi tối đầu năm 1992, khi đang học năm 2 khoa Anh văn Trường ĐH Tổng hợp (bây giờ là ĐH Khoa học Huế) tui đi thăm một người bà con sinh con ở bệnh viện Huế. Trong lúc ở đó, tui thấy trước mặt khoa sản có một thùng rác lớn, đầy những con chuột to đùng...”.
Bà con thôn Ngọc Hồ làm vệ sinh nghĩa trang |
Đang là một sinh viên, trẻ người non dạ, không biết phải làm thế nào nhưng rồi Hiếu cũng tìm cách thuyết phục bệnh viện để họ làm thủ tục cho đem về chôn. Đem về không biết chôn ở đâu, nghĩ mãi anh mới nảy ý định đưa các em lên ngọn núi ở thôn Ngọc Hồ. Anh trốn nhà, một mình đem bọc nilông, thẻ hương, cầm theo cuốc lên núi cố bươi từng viên sỏi rất nhẹ nhàng để chó không sủa, dân làng không biết. Và kể từ đó anh bắt đầu say sưa với công việc kỳ lạ ấy. Ngày ngày đi học xong, anh lại ghé qua bệnh viện để thu lượm thi thể hài nhi mang về chôn cất trên núi Ngọc Hồ.
Từ ngày lượm được những thi hài đầu tiên đó, anh ăn không ngon ngủ không yên vì trong đầu luôn nghĩ: “Liệu giờ này ở nơi nào đó có thêm thi thể hài nhi nào bị bỏ không?”. Vậy là ngày ngày đi học xong anh lại tới các bệnh viện, bãi rác, đường vắng, công viên để tìm các bé về mai táng.
Suốt bảy năm trời anh chủ yếu bơi qua sông Hương để tìm thi thể các em, để nhận các em từ những người trong nhóm tình nguyện. Nhiều đêm mưa rét đò không có, Hiếu đành bơi qua sông mang các em về. Có lúc đang bơi giữa dòng anh bị chuột rút, không biết làm sao, nhưng có lẽ nhờ sự phù hộ của các linh hồn mà anh bơi được vào bờ. Anh nói: “Ở đời này ở hiền thì gặp lành. Không phải ai cũng làm được việc này mô”. Giờ đây tuy không còn phải bơi qua sông như cách đây 8-9 năm về trước vì đã có đường ôtô, nhưng anh vẫn ngày ngày chạy xe về phố tìm đón những hài nhi xấu số ấy đem về.
Anh lặng lẽ một mình làm việc này và nhiều người thấy việc làm đầy ý nghĩa của anh nên cùng tham gia, đến nay đã có gần chục thành viên.
Những tấm lòng
Những ngôi mộ mới |
Anh Trương Văn Năng - gia đình làm nông, nhà có sáu người con - nghẹn ngào: “Người ta sinh ra sống thì có cha mẹ, người thân chăm sóc. Chết thì có người chôn cất, có kèn trống, hương khói và tiếng than khóc tiễn đưa. Còn hơn ba vạn em bé ở đây thì không có được những điều ấy! Có chăng thì cũng chỉ vài người tìm đến cắm nhành hoa cúc ngồi cầu xin khấn vái mấy lời rồi ra đi. Hiếm lắm tui mới thấy vào cuối năm ngoái có một phụ nữ lớn tuổi, không biết là bà hay mẹ của đứa trẻ đến bên một ngôi mộ thắp nhang rồi ngồi đấy hơn hai giờ khóc xin tha thứ về tội lỗi”.
Anh Hiếu đã ngoại tứ tuần nhưng con anh mới 2 tuổi, vợ anh là giáo viên cấp 1, còn anh làm gia sư khắp đây đó để kiếm sống. Thế nhưng cứ cách một ngày, anh lại chạy xe máy về thành phố Huế, nơi các thành viên trong nhóm đã thu lượm các bé để đưa về chôn cất. Hiếu và Năng, cứ luân phiên nhau đi như thế ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Và gần 16 năm nay, hai anh và các thành viên đã gom được hơn 30.000 hài nhi về chôn cất dưới “mái nhà” ấy.
Các con anh Năng ngày ngày phải đạp xe hàng chục cây số để đi học nhưng có những lúc anh bận nhiều việc quá không đi được, các con anh lại thay anh đi nhận những bọc nilông ấy về cho ba chôn cất. Các em không ngại gì vì cho đó là việc làm phúc đức, là tấm lòng với các hài nhi đã khuất. Anh Năng cười buồn: “Các con tui đều ủng hộ tui. Sau này nếu tui không còn sức nữa đã có con tui thế chỗ làm việc phúc đức ni rồi. Rứa là yên tâm”.
Anh Hiếu, anh Năng và những người trong nhóm tình nguyện ấy không có mối liên hệ nào với các hài nhi thế nhưng các anh, các chị đã cố hết sức mình để bươi những lỗ huyệt trên núi đá, lo hương khói, xây mộ, lo nhổ cỏ, phát bụi... đủ mọi kiểu lo để các em được mồ yên mả đẹp.
Con ơi đừng khóc nữa
Anh Hiếu cuốc cỏ cho các em |
Họ vừa làm cỏ, quét rác vừa cầu khấn thì thầm. Không ai rơi nước mắt nhưng có lẽ họ đang nguyện cầu cho các em được siêu thoát. Mệ Hoàng Thị Lý nói: “Nhiều lúc thương các cháu lắm. Thỉnh thoảng tui lại chống gậy lên đây một mình để nói chuyện với các cháu cho chúng đỡ buồn và mình cũng thanh thản hơn. Tui mong răng những người cha người mẹ hãy gìn giữ máu thịt của mình”.
Chị Hoàng Thị Mỹ Hồng thì nói: “Tui hay lên đây với các cháu lắm, bởi chúng cô đơn buồn tủi nơi núi rừng hoang vu ni, lâu lâu mới có được nén nhang, bó hoa của anh Hiếu, anh Năng, vì hai anh cũng nghèo lắm, lấy mô ra tiền mà hương khói thường xuyên được”.
Đâu đó vẫn còn những thi thể hài nhi chưa được chôn cất, đó là thất vọng duy nhất của anh Năng, anh Hiếu khi nói về công việc mình làm.
NGỌC QÚY
Cái thùng rác
- Xung quanh mình có vài thùng rác khá tốt – sẵn sàng đón nhận rác từ mọi người. Đó là những người sẵn sàng ngồi nghe tâm sự của người khác, nghe những rắc rối, trục trặc của người khác. Họ chỉ có nhu cầu đổ bớt rác, để sau đó có thể làm việc lại vui vẻ bình thường. Nên “thùng rác” này hiệu quả lắm lắm. Đôi khi, thùng rác còn làm hơn cả chức năng của mình – không chỉ nhận mà còn phân loại được rác, rồi giúp người bỏ rác biến 1 vài thứ rác thành vật hữu ích
- Vui vì đôi lúc cũng được mọi người tin tưởng, chọn làm thùng rác và được đón nhận rác của những người xung quanh. Nên lắm lúc cũng tâm đắc với lời than “Trời ơi, tui đâu phải thùng rác mà cái gì cũng đem trút vào đây!” . Vì than cho có vậy thôi. Chứ là thùng rác mà không nhận được rác chắc cũng buồn! Nhưng nếu nhận nhiều rác thì có khi nó trào ngược ra, tai hại khôn lường.
13 thg 4, 2008
Beautiful Sunday
Thiệt tình thì Sunday không beautiful lắm, khi một mình loay hoay với 4 đứa. Niềm an ủi lớn nhất là có thời gian ngăm nhìn tụi nó chơi với nhau, chọc ghẹo nhau, rồi "cấu xé" nhau nữa! Mới thấy hình như thời gian của cả ba mẹ trải ra ở đâu đâu, không mấy khi ở nhà, và càng ít khi cùng con.
Phải lưu ý thôi.
Thiếu nhi thánh thể
Một em ngành nghĩa - khăn màu cam
Một em ngành ấu - khăn màu xanh lá. Đội truởng - khăn có sọc vàng vàng.
Còn hai em ngành quậy đứng phía sau :D
11 thg 4, 2008
10 thg 4, 2008
Nghịch lý
Đang điền hồ sơ cho con vào 1 trường mới. Ngẫm nghĩ hoài về nghịch lý này
"Nếu bé tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp được chấp nhận để ghi danh vào các trường Đại học ở các nước, ngoại trừ các trường Đại học công lập ở Việt nam". Đó là nguyên văn của Cô ở phòng ghi danh của Trường.
Vậy mà cũng ráng cố gắng cho con đi học.
Như hồi con đi học từ lớp 1 - Ba Mẹ đã phải chấp nhận cho con đi học trường ở xa, học phí đắt hơn, "để con được học ít hơn". Đến bây giờ cả 4 đứa đều phải học trường "tư thục".
.
9 thg 4, 2008
Con cái
May quá, cu Sóc bớt sốt. Đau lòng nhất là thấy con mình bị đau mà mình thì không thể làm được gì.
Vẫn nhớ hồi Bé Bu con nhỏ. Ăn ít. Bệnh liên miên. Ba Mẹ thì còn quá lơ ngơ. Suốt ngày chỉ biết bồng con đi bệnh viện. Rồi uống thuốc nhiều nên sức khỏe không tốt. Rồi vì sức khỏe không tốt nên dễ bị bệnh tiếp. Chỉ là viêm họng, viêm mũi thôi. Nhưng các Bác sĩ thì cho uống hết loại kháng sinh này đến loại kháng sinh khác. Cứ đi tái khám (ở BV. Nhi đồng 2 đàng hoàng nhé!) mà gặp Bác sĩ mới là có ngay 1 loại kháng sinh mới. Đau lòng thấy con ốm yếu mà không biết làm gì hơn. May quá, sau 5 tuổi thì mọi chuyện khác hẳn.
Vẫn nhớ hồi Bé Bí khoảng hơn 1 tuổi. Rất ngoan. Ngoan đến nỗi sốt cao mà không quấy phá gì cả. Đến lúc sốt cao quá nên bị co giật. Ba Mẹ phải cuống quýt đưa vô bệnh viện, tắm giải nhiệt. May quá, Bí không bị bệnh gì nguy hiểm. Rồi mọi chuyện cũng qua.
Vẫn nhớ lúc cả HK và Cu Sóc phải nhập viện vì viêm phế quản dạng suyễn, có nguy cơ viêm phổi. Không có phòng dịch vụ (chỉ là mát hơn bình thường thôi!), hai em tối nóng quá ngủ không được. Loay hoay cả đêm. Mãi đến khi đăng ký được phòng, ngủ ngon vài ba đêm là được cho xuất viện.
Nên cho đến nay, việc mang thai, sinh con, nuôi con đối với cả Ba Mẹ là "chuyện nhỏ". Cám ơn Chúa. Chỉ có việc con đau ốm là "chuyện lớn". Và đau lòng nhất là khi chợt thoáng nhìn những em bé bị bệnh nặng, nằm thiêm thiếp ở phòng ICU. Thiệt tình là không đành lòng nhìn nữa.
Nhưng chuyện lớn nhất bây giờ là dạy con. Nhất là đối với Cu Sóc hiện nay. Mai mốt còn tương lai của từng đứa nữa.
8 thg 4, 2008
Mệt mỏi
Thật ra không mệt vì nhiều việc, mà mệt vì không làm được một việc nào có kết quả kha khá. Cứ bị vướng vào những việc mà mình không thể quyết định, buộc phải chịu phụ thuộc. Có lẽ tại như vậy mà mệt hơn bình thường. Hy vọng là "từ từ gỡ rối"
3 thg 4, 2008
2 thg 4, 2008
Vết tích
Sóc quậy, cúi đầu lấy đồ đụng phải thành giường mạnh thiệt mạnh, bị rách 1 đường ngang trán làm mẹ hết hồn. Khóc quá chừng. 3 phút sau cười toe toét vì có được miếng băng dính trên trán, rồi làm trò cho mẹ chụp hình liền.
May quá. Sóc đang chơi với Mẹ. Chứ không thì chị giúp việc sẽ bị mẹ gấu ó liền. Còn nếu ở trường về thì chắc Mẹ sẽ giận Cô giáo lắm lắm. Suy nghĩ lại thì thấy đôi khi mình không reasonable gì cả.
Nghĩ ngợi.
1 thg 4, 2008
Blog
Sau từ “công việc” là từ “blog”.
Bởi vì hai từ này có liên quan với nhau dễ sợ. Khi nào công việc nhiều thì bớt nó đi, và khi nó nhiều thì công việc bị chậm lại. Nhưng cũng có điểm hay: khi nào bí quá trong công việc thì relax bằng nó, rồi công việc lại tung hoành nhanh chóng.
Với mỗi người, nó có một ý nghĩa khác nhau. Với mình, nó là nơi lưu trữ chuyện tầm xàm và chuyện nghiêm túc (một lúc nào đó nó biến mất trên cõi đời này thì cũng buồn lắm ha!). Nó cũng là nơi mình gởi gắm đủ thứ vui buồn ngộ nghĩnh tào lao thiên địa, để khi cần thì sục xạo cũng hay. Nó cũng là nơi mình nhận được nhiều chia sẻ của những người xung quanh, có khi chỉ là cái nheo mắt hay vòng tay ảo, vẫn ấm lòng đến lạ vì sự quan tâm. Nó cũng là nơi mình tìm thêm được nhiều thông tin rất lạ, và rất hay, ngoài hẳn các nguồn bình thường. Nó cũng giúp mình hiểu thêm được nhiều “insights” của những người mà có khi gặp nhau hàng ngày cũng chẳng hiểu. Nó cũng là nơi hai đứa mình đôi khi nói với nhau chỉ một câu, mà ý nghĩa thì vô cùng.
Nói chung là cảm ơn nó nhiều nhiều.
Chỉ bực mình với nó một chuyện – ngốn nhiều thời gian của mình quá