Ảnh trong tuần

Ảnh trong tuần

31 thg 12, 2008

Tự nhiên thấy dễ thương.

Nhân đọc bài “Chứng từ của sự im lăng”. .. Người ta đã gọi các nữ tu Công Giáo bằng nhiều tên khác nhau. Riêng tôi thì chỉ thích nhất danh từ Dì Phước.

Trước nhất xin bàn về tiếng Dì

Dì đã phảng phất một dáng dấp trẻ trung, duyên dáng và nhân ái hiền hòa:

Dì là em của mẹ, nên trẻ hơn mẹ, Dì Út thì còn trẻ đẹp hơn nhiều.

Dì là em của Mẹ, mà Mẹ thì luôn luôn đi liền với “bao la như biển Thái bình dạt dào...” Dì thì luôn luôn săn sóc, thương yêu và chiều chuộng cháu, đôi khi còn nuông chiều nhiều hơn cả Mẹ nữa, nếu có bị mẹ la mắng, thì thế nào Dì cũng bênh vực che chở cho cháu.

Chả tin, đổi lại là...Cô Phước mà xem, nó sẽ rất khô khan, nghiêm nghị, vì Cô là em của... Cha.

Tiếp theo là tiếng Phước

Phước là lối phát âm của người Miền Nam, mà Đồng bằng Cửu Long thì sông nước mênh mông, chẳng hề có đê diều che chắn, nước lũ phù sa cứ mặc sức mà tràn vào ruộng đồng mênh mông bao la, cho đất thêm phần trù phú phì nhiêu. Biển lúa chín vàng óng ả thì cũng bát ngát bạt ngàn, nhấp nhô xa tít cho mãi tới tận chân trời, mút tầm con mắt, chẳng hề có bị che chắn bởi núi đồi hiểm trở cheo leo. Còn dưới sông trong đìa thì tôm cá đầy dẫy, trên mặt ruộng vườn thì rau cỏ, cua ốc... tràn lan, trái cây nặng trĩu chín vàng ngọt lịm.

Hơn nữa, đọc lên âm Phước là như “có sao nói vậy người ơi”, như là đang được đếm cho một “chục mười sáu”, như là “Dzí dầu tình có dở dang, thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp...dzìa”, chẳng hề ghen tương trách móc, chẳng hề mưu mẹo, thù oán...

Chả tin, gọi là Dì... Phúc mà xem.

Tóm lại, Dì Phước không những đã là một người phụ nữ duyên dáng, trẻ trung, xinh đẹp, mà còn đầy lòng nhân ái bao dung, vị tha xả kỷ và nhất là lại rất gần gũi với quê hương dân tộc.

Vũ Linh Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang