- bốn ba hai một....nào cùng...
- Bài copy của bác này nè
-
Chiều thứ hai tuần trước, tôi bị hư xe phải ngủ lại nhà một Thạc sỹ (KHXH) trên Hốc Môn.
Bà Thạc sỹ già đưa cho tôi cuốn sách quý viết về Liên Xô cũ để đọc rồi dặn con cháu: Bà mới uống thuốc ho ,có chút thuốc ngủ nên bà đi ngủ chừng 2 giờ, nhờ các cháu một việc: lát nữa thằng ku T ở đại học K. lên, đưa cho nó 2 triệu, nói là ba nó gửi từ quê lên 1 triệu, bà cho 1 triệu để ăn học.
Bà đi nằm, chưa được 5 phút thì “thằng ku” T đến.
Cậu sinh viên này cao ráo nhưng gầy đét, có lẽ vì học nhiều quá, trên tai cậu nhùng nhằng 2 sợi dây nối từ cái điện thọai di động tới, đầu cậu vẫn lắc lư như người nghiện.
Ba má cậu ở miền tây nhận nuôi cá thịt cho một ông chủ, năm rồi giá cả trồi sụt xất bất xang bang, vừa phải bán bớt miếng vườn để nuôi hai đứa con ăn học, một đứa đạI học một đứa lớp mười.
“thằng ku” ngồi được 5 phút thì điện thọai reo, nó ra hè nhà đáp cuộc gọi.
Suốt hơn 6 phút đồng hồ, nó nói với người nghe bên kia, có vẻ là một thằng bạn về tính năng, giá tiền, các tiện ích của chục lọai điện thọai di động , nói thành thạo, thuộc làu như nhân viên tiếp thị hàng hóa và nhiều nhận xét tinh tế về lọai N, lọai A, lọai Z….
Bà Thạc sỹ trở dậy , gặp con lấy lại 2 triệu vừa gửi , xong vẫy “thằng ku” vào, giọng mệt mỏi : “ Má cháu gửi cho cháu 1 triệu để tiêu cả tháng này nhưng bác túng quá, vừa tiêu mất 500 ngàn , cháu cầm 500 này , cuối tháng lên bác gửi nốt. Nói rồi, bà đi ngủ tiếp.
Tối hôm đó, giải đáp lại thắc mắc của tôi bà buồn rầu nói: Mỗi thời đại có những khuôn thước để đo đếm phẩm chất thanh niên.Thời xưa các cụ tránh lọai “dài lưng tốn vải” hoặc lọai “Tháng 5 đau máu, tháng 6 đau lưng, ngày dưng ăn trả bữa” nhưng ngày nay tôi nhận thấy, vô phúc cho các phụ huynh nếu con em họ an phải bả…Di động !.
Nửa giờ sau đó bà đem bản thu họach, chuẩn bị cho một đề tài nghiên cứu của mình mà dễ sợ:
Trong 1000 em tuổi từ 16 đến 25 hiện nay có 766 em có điện thọai di động.
Trong một trăm em dùng điện thọai di động thì có 78 em chưa làm ra tiền!
Trong 100 em dùng điện thọai di động có hơn 60 em thực chất ở dạng có cũng được, không cũng không sao.
Trong 100 em, có 86 em đã đổi máy điện thọai hơn 5 lần trong 3 năm, cá biệt có 22% đổi điện thọai 14 lần trong một năm.
Trong 100 em có 97% em không dùng hết một nửa tiện ích của cái máy, thậm chí không hề dùng.
Với hơn 5 triệu em trong khung tuổi nói trên số tiền đầu tư cho điện thọai trong vòng 5 năm qua ước tính là hơn một ngàn tỷ đồng. Số cước các em ngốn nhiều hơn thế 5 lần.
Các em ở khung tuổi này thường dùng hết 29% thời gian thức cho cái điện thọai di động (thời gian mua, đổi, dán keo trong, sửa chữa, trang trí, mua thẻ, nghe, xem, chụp hình v.v…)
Khi tôi bày tỏ sự thất vọng kinh khủng về chuyện này qua những con số của Bà thì bà nói:
Đây hòan tòan không phải vấn đề tuổi trẻ với cái ĐTDĐ mà nó chỉ là một phần trong đề tài của tôi .Điều tôi đang mô tả chỉ là chặng đầu của bản đại hùng ca hoang phí, vô điều độ. Bà chỉ ra được con số hơn 60% xe cộ của các cấp quyền dùng có giá trị cao hơn gấp 5 lần giá trị cần có của một chiếc xe dùng thích hợp cho công tác. Mỗi chiếc xe này có giá trị bằng hai ngàn cái máy điện thọai di động của các cháu.
Cái nguy hiểm nhất là hiện đã xuất hiện và khó có gì cuỡng lại được “chủ nghĩa tiêu dùng” , “tôi tiêu dùng –do đó tôi tồn tại” “Kích cầu” vân vân với bao nhiêu lực lượng hỗ trợ, từ báo chí, TV, Tờ rơi, ngàuy hội giới thiệu hàng hóa v.v….
Bà cho biết trong chuyến đi Nhật gần đây nhất, bà thấy người ta vẫn dùng chiếc xe Nissan, Toyota lọai 12 chỗ ngồi đời 1984 nhưng ngay trong Luật định, ở VN đã bỏ đi rồi.
Với lớp trẻ ngòai những hiệu ứng tiều xài vô lối cho cái điện thọai cầm tay, bà có đủ luận cứ để kết luận nó cũng là một trong những “công cụ hỗ trợ” giúp cho thanh thiếu niên nghèo tri thức đi rõ rệt. Con số 60% các em học đuối dần sau một hai năm học đại học nằm ngay trong khung các em có mức cước ĐT cao trên 1 triệu VNĐ nói lên điều đó.
Cho đến lúc bà đưa ra một so sánh: Tổng số tiền nhập khẩu ĐTDĐ ( hiện ta nhập 100% mặt hàng này) lớn hơn nhiều lần tổng số USD thu được từ tòan bộ số tiền xuất khẩu gạo một năm thì tai tôi như muốn ù đi , không nghe thêm được gì nữa !.
Đường sắt xuyên biên giới Trung - Việt sẽ được nâng cấp và kết nối như thế
nào?
-
*Phù Khiết Văn*
*符**洁**文:中越跨境**铁**路到底怎么升**级**、**对**接**?*, *Guancha*, 02/01/2025
*Lê Thị Thanh Loan* biên dịch
Cuối năm 2024, dự án đường sắt khổ tiêu ...
22 giờ trước
Ôi, có thể hỏi cho mình cách nào liên lạc với bác Thạc sĩ này ko?
Trả lờiXóađại học việt Nam hơi ngược với nước ngoài, hồi xưa lúc mới vào năm 1 có thời gian gần 2 học kỳ hơn em cũng thả cửa ăn chơi, vì quá khỏe, 3 năm cấp 3 chẳng biết mặt trời, vô đại học chẳng ai quản, chẳng nặng nề, bài vở chẳng phải lo, thi thì ra tiệm đầu đường lụm mí cuốn ôn tập, mà toàn là những nôm mà học cũng chẳng biết ứng dụng vô đâu vì học cưỡi ngựa xem bông or những nội dung quá cũ, như "pascal",xã hội, triết học, xã hội học... Nên đại cương chẳng lấy nổi 7 phẩy. Lên chuyên ngành thực tế hơn, học có chia nhóm, có đề tài ( lấy làm điểm thi cuối học kỳ của môn luôn,..) nên mới hào hứng ring 7,0 cuối kỳ đó. Sài Gòn nhieu cám dỗ, mà mí môn đại cương chán òm,sinh viên lơ là chơi bời dễ lắm. May là hồi xưa tự giác ngộ, chứ nếu không không biết giờ mình ra sao?
Trả lờiXóa