Ảnh trong tuần

Ảnh trong tuần

31 thg 3, 2008

Cập nhật.




May quá. Hôm nay sáng dậy sớm,mặt tươi phơi phới, thay đồ đẹp, đến công ty. Hy vọng là ok. Cũng chẳng biết đường nào mà lần. Hôm qua đau nhiều quá, xâu chuỗi sự kiện thì phát hiện ra mức độ đau tăng lên nhiều sau khi uống thuốc (Bác sĩ Chợ Rẫy khám, cho thuốc đàng hoàng nhé). Nên quyết định không uống thuốc đó nữa. Thế là ổn ngay, từ tối đến giờ. Phải đi hỏi lại bác sĩ mới được.

Còn đây là thông tin về dây thần kinh số V, còn gọi là thần kinh sinh ba.

Thần kinh sọ V - Thần kinh Sinh ba:

· Phân nhánh: 3 nhánh thần kinh- Thần kinh Mắt (V1), Thần kinh Hàm trên (V2) và Thần kinh Hàm dưới (V3).

· Nguyên ủy: Thần kinh sinh ba có nhiều nguyên ủy, trong đó, có nhân vận động ở cầu não, hạch sinh ba: từ nhân cảm giác chính ở cầu não, nhân tủy kéo dài từ cầu não đến đoạn tủy cổ trên, và nhân trung não.

· Thần kinhMắt:
- Thành phần: chỉ bao gồm các sợi cảm giác.
- Đường đi: Đi ra trước qua thành ngoài xoang TM hang, tới khe ổ mắt trên và phân nhánh.
- Phân nhánh: Thần kinh lệ, Thần kinh trán, Thần kinh trên ổ mắt, Thần kinh mũi mi.
- Chức năng: Cảm giác nhãn cầu, phần trước niêm mạc ổ mũi, mí trên, da vùng trán - đỉnh và một số xoang cạnh mũi.

· Thần kinhHàm trên:
- Thành phần: chỉ bao gồm các sợi cảm giác.
- Đường đi: Đi ra trước qua thành ngoài xoang TM hoang, rồi qua lỗ tròn đến hố chân bướm - khẩu cái, đi ra ngoài qua khe ổ mắt dưới (liên quan với động mạch hàm trên), cuối cùng thoát ra ở lỗ dưới ổ mắt.
- Phân nhánh: Thần kinhgò má và rất nhiều nhánh nhỏ khác.
- Hạch chân bướm - khẩu cái: Nằm ở hố chân bướm - khẩu cái - cạnh đường đi của Thần kinh hàm trên, là trạm chuyển tiếp của đường vận động tiết dịch cho tuyến lệ và các tuyến nhày của niêm mạc mũi, miệng và hầu.
- Chức năng: Cảm giác răng - lợi hàm trên, ổ mũi, vòm miệng, tị hầu, mí dưới, môi trên, cánh mũi và da của gò má và phần trước thái dương.

Thần kinh Hàm dưới:
- Thành phần: bao gồm rễ vận động và một nhánh cảm giác tách ra từ hạch sinh ba.
- Đường đi: Sau khi chui qua lỗ bầu dục, hai rễ nối với nhau tạo thành một thân chung trước khi chia nhánh.
- Phân nhánh: Thần kinh tới cơ chân bướm trong, Thần kinh cơ cắn, các Thần kinh thái dương sâu, Thần kinh má, Thần kinh tới cơ chân bướm ngoài, Thần kinh tai - thái dương, Thần kinh lưỡi, Thần kinh huyệt răng dưới.
- Chức năng: Vận động các cơ chân bướm, cơ căng màn khẩu cái, cơ căng màng nhĩ, cơ cắn, cơ thái dương và bụng trước của cơ hai bụng. Cảm giác răng - lợi hàm dưới, cằm, môi dưới, da và niêm mạc má, một phần da vùng thái dương, tai ngoài, cảm giác chung cho 2/3 trước của lưỡi

(trích từ blog Gothmania). Cảm ơn nhé.

1 nhận xét:

  1. Mai Anh31/3/08

    may quá! may quá! thế thì chắc phải hỏi bác sĩ liền xem có phải tại uống thuốc khong hợp hông? thông tin chị cập nhật trên blog rõ ràng ghê, em biết thêm được 1 bệnh, mà bệnh này hình như hơi mới thì phải, sao em lục sách y học của Bác em chẳng thấy đề cập, tài liệu trên mạng cũng khá hạn chế. thui, hết giờ nghỉ trưa, mần tiếp đây...

    Trả lờiXóa

Tổng số lượt xem trang