Ảnh trong tuần

Ảnh trong tuần

5 thg 12, 2007

Ngẫm nghĩ

Liếc qua bài báo sáng nay - tiếp tục đau lòng vì tình hình của bé Bảo Trân đã rất xấu. Gần như không dám nhìn hình, không dám đọc. Việc này còn ám ảnh mình biết đến bao giờ. Xem và liên tưởng đến HK, đến Sóc cũng đang tuổi mầm non như vậy. Lo sợ vì chuyện như vậy có thể xảy ra với bất cứ đứa bé nào, do các cô không biết cách chăm sóc, và do các cô cũng không biết cách sơ cứu nữa. Những hội thao giáo viên dạy giỏi các cấp có thi mục này không? Bây giờ đắn đo quá, không bkiết có nên cho Sóc đi nhà trẻ nữa hay không? Còn HK đang học nữa. Hy vọng trường tốt hơn sẽ đỡ hơn.

Để tham khảo thêm:

Trẻ dễ ngưng thở khi bị bịt miệng, bóp mũi

Bác sĩ Bạch Văn Cam đang chăm sóc bé Bảo Trân trưa 4-12 - Ảnh: L.T.H
TT - Trẻ khóc, lấy băng keo dán miệng để khỏi khóc. Trẻ không chịu nuốt thức ăn thì dùng tay bóp mũi cho trẻ phải há miệng ra nuốt... Đó là cách làm không lường hết được nguy hiểm đối với tính mạng của trẻ. Bác sĩ BẠCH VĂN CAM - trưởng khối hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết:

- Ở người lớn và trẻ lớn khi bất ngờ bị bịt mũi, bóp mũi thì thở bằng đường miệng. Nhưng với trẻ sơ sinh thì chỉ biết thở bằng mũi. Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gia đình phải chăm sóc kỹ vì trẻ có thể gặp một số vấn đề nguy hiểm khi chẳng may mũi của trẻ bị chăn mền bịt kín, bé sẽ không thể thở được.

Khi cho trẻ nằm ngủ, nhất là với những trẻ có thói quen nằm sấp khi ngủ, cha mẹ hoặc cô bảo mẫu chú ý đặt đầu bé nghiêng qua một bên, quan sát xem mũi của trẻ có bị che lấp bởi mền, gối, khăn...Không nên để mùng, mền, khăn, áo... xung quanh trẻ để đề phòng trẻ quơ tay bị vướng víu, phủ, bịt lên mặt. Quan sát xem bé có hồng hào không. Nếu có tím tái, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngạt thở.

Trẻ thở bằng mũi

Huấn luyện cô giữ trẻ

Trường hợp của bé Đỗ Ngọc Bảo Trân khi phát hiện ngưng thở tại trường học đã không được sơ cấp cứu kịp thời nên dẫn đến bé bị ngưng tim. Nếu các cô bảo mẫu, giữ trẻ biết cách sơ cứu thì tình trạng của bé Trân đã có thể đỡ hơn. Để tránh những trường hợp đáng tiếc như bé Trân, ngành giáo dục nên quan tâm đến việc huấn luyện các cô giáo nhà trẻ kỹ năng sơ cấp cứu trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ có thể bị ngạt đường thở vì nhiều lý do như hóc dị vật, sặc sữa, sặc cháo... khi ăn, khi khóc. Một số trẻ bị ngạt thở do chính người lớn gây ra. Không ít bà mẹ, cô bảo mẫu thấy trẻ không chịu nuốt thức ăn, uống thuốc, uống sữa... đã dùng tay bóp mũi trẻ để ép buộc trẻ nuốt. Người lớn nghĩ rằng làm thế để trẻ phải nuốt thức ăn, nhưng thực tế khi bị bóp mũi, trẻ sẽ có phản xạ mở miệng ra.

Việc mở miệng này không phải là mở tự nhiên mà do bị ép buộc (bóp mũi) nên trẻ sẽ phản ứng bằng việc khóc, giãy giụa do bị nghẹt thở và trẻ mất phản xạ ở vùng hầu họng. Khi trẻ mở miệng thật ra là trẻ thở, nhưng cùng lúc đó bà mẹ, cô bảo mẫu lại đút cháo, sữa hoặc thuốc vào miệng rất dễ khiến trẻ bị sặc. Có người lại dùng băng keo dán miệng, lấy khăn nhét vào miệng trẻ, hoặc lấy gối, mền, chặn lên mặt trẻ để không cho trẻ la khóc. Tất cả hành động này đều có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ và phản giáo dục.

Khi trẻ bị người lớn bóp mũi, bịt miệng thì trẻ sẽ phản ứng bằng cách giãy giụa, la khóc nhiều hơn. Khi trẻ bị bịt miệng sẽ gây phản xạ tắc đường thở do co thắt thanh môn. Nguy hiểm hơn khi trẻ mới ăn no, dạ dày đang căng do chứa nhiều thức ăn, trẻ lại đang khóc thì thức ăn có thể trào ngược lên miệng. Nếu lúc đó trẻ lại bị bịt miệng thì thức ăn sẽ không thoát ra ngoài được, trẻ sẽ hít sặc phải thức ăn đó vào đường thở, gây ngưng thở.

Một số bà mẹ khi con bị sặc sữa, thức ăn dẫn đến tím tái, ngưng thở thì không biết sơ cứu mà cứ để trẻ bị ngưng thở như vậy ôm chạy vào bệnh viện. Có khi sơ cứu không đúng động tác, cố dùng tay móc họng trẻ dù không nhìn thấy vật gì trong miệng; có khi lại tưởng trẻ bị trúng gió nên đè ra cạo gió hoặc nặn chanh đổ vào miệng. Những sai lầm này đều có thể khiến tình trạng của trẻ bị nặng hơn.

Biết sơ cứu

Khi thấy một trẻ nằm bất động, không khóc, tím môi, tím toàn thân, lay gọi trẻ không tỉnh thì phải nhìn ngay lồng ngực trẻ xem có nhấp nhô không, nếu không tức là trẻ đã bị ngưng thở. Ngay lập tức cho trẻ nằm ngửa cổ ra và cô giáo hoặc người nhà phải hít hơi thật sâu với lực đủ mạnh rồi hà hơi thổi ngạt cho trẻ bằng cách áp sát mũi, miệng của mình vào mũi, miệng trẻ (trẻ nhỏ, còn trẻ lớn chỉ cần áp miệng hà hơi). Khi hà hơi thổi ngạt thì mắt quan sát xem lồng ngực của trẻ có nhô lên không. Nếu có tức là việc hà hơi thổi ngạt có hiệu quả và làm đúng cách.

Nếu thổi hai cái mà người trẻ không hồng được, môi vẫn tím tái, có thể trẻ đã ngưng tim thì phải ấn tim. Ấn ở nửa giữa của xương ức: nếu trẻ dưới 1 tuổi sẽ ấn giữa đường nối hai vú trẻ; nếu trẻ từ 1-8 tuổi, ấn ở trước chốt xương ức và đặt một khoát ngón tay (chiều dài một ngón tay) ngang ngực, dùng một tay đặt trên xương ức và ấn tay xuống. Trẻ lớn hơn thì thêm một khoát ngón tay nữa và đặt hai bàn tay chồng lên nhau ấn mạnh xuống. Sơ cứu với trẻ dưới 8 tuổi thì ấn tim năm cái, thổi một cái và có hai người luân phiên nhau làm các động tác cấp cứu này. Với trẻ lớn hơn 8 tuổi, ấn 15 cái và thổi hai cái. Song song đó, khẩn trương gọi xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

Nếu thấy trẻ có sặc, hóc vật gì đó còn trong miệng mà mắt nhìn thấy được thì mới móc ra. Còn không nhìn thấy thì đừng cố gắng làm. Khi đó hãy đặt bé nằm sấp trên cánh tay mình, đầu thấp hơn thân người trẻ, rồi dùng tay vỗ mạnh năm cái ở lưng (vị trí giữa hai xương bả vai bé). Sau đó lật ngửa bé lại xem bé đã thở lại chưa, bé có khóc chưa, người có hồng lên không. Nếu bé bị hóc dị vật vẫn chưa thở được, tiếp tục đặt ngửa bé nằm và dùng tay ấn ngực năm cái (ở vị trí trên xương ức giữa đường nối của hai vú) sau đó dùng hai ngón tay ấn (đối với trẻ nhũ nhi) mạnh xuống. Động tác sơ cứu này sẽ làm tăng áp lực lồng ngực giúp đẩy được dị vật ra ngoài mà mắt nhìn thấy được thì mới móc ra. Còn không nhìn thấy thì đừng cố gắng làm. Khi đó hãy đặt bé nằm sấp trên cánh tay mình, đầu thấp hơn thân người trẻ, rồi dùng tay vỗ mạnh năm cái ở lưng (vị trí giữa hai xương bả vai bé). Sau đó lật ngửa bé lại xem bé đã thở lại chưa, bé có khóc chưa, người có hồng lên không. Nếu bé bị hóc dị vật vẫn chưa thở được, tiếp tục đặt ngửa bé nằm và dùng tay ấn ngực năm cái (ở vị trí trên xương ức giữa đường nối của hai vú) sau đó dùng hai ngón tay ấn (đối với trẻ nhũ nhi) mạnh xuống. Động tác sơ cứu này sẽ làm tăng áp lực lồng ngực giúp đẩy được dị vật ra ngoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang