Ảnh trong tuần

Ảnh trong tuần

8 thg 11, 2007

"vibrio cholerae"

Hôm nay học được từ mới - Vibrio Cholerae - Là tên của vi khuẩn bệnh tả - các báo trong tuần trước thường ghi là "xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả".

"Phần lớn trường hợp gọi là nghi mắc bệnh tiêu chảy cấp khi xét nghiệm vi khuẩn có kết quả dương tính vi khuẩn vibrio cholerae (có khi viết tắt là V. cholerae). Bệnh dịch tả là một bệnh nhiễm trùng cấp ở ruột non do vi khuẩn V. cholerae tương tác với các protein trong đường ruột để "mở cửa" các kênh ion và từ đó gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể. Hệ quả là bệnh nhân bị tiêu chảy trầm trọng (với đặc tính phân giống như nước gạo) và ói mửa. Như vậy, qua các triệu chứng được tường thuật như ói mửa, tiêu chảy và kết quả xét nghiệm, có thể nói rằng phần lớn trường hợp nghi ngờ này thật sự mắc bệnh tả.

Cho đến nay, bệnh tả chủ yếu lan truyền qua đường nước uống bị nhiễm khuẩn từ phân của người bị bệnh. Sau một thời gian ủ bệnh từ 1-5 ngày, các triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột. Sự mất cân bằng điện giải trong dịch tố của cơ thể có thể gây ra tử vong trong vòng 24 giờ. Điều trị bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch muối, trụ sinh chỉ làm cho sự bình phục nhanh hơn. Nếu người mắc bệnh không được điều trị, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 50%.

Bệnh đã bộc phát và tái bộc phát nhiều lần trong một thế kỷ qua. Dịch tả mới nhất xảy ra ở Peru vào năm 1991-1994 với hơn 1 triệu người bị nhiễm và gây tử vong cho gần 10.000 người."

Theo GS-BS Nguyễn Văn Tuấn, báo Tuổi trẻ

Các trường hợp ở nước ta bị nhiễm "vibrio cholerae", nhưng thường được gọi tên là "tiêu chảy cấp", hôm nay thì được gọi tiếp là "tiêu chảy cấp, độc tính mạnh".

Vậy mình nên hiểu bệnh này là bệnh gì? Dù sao thì cũng nên phòng ngừa

4 khuyến cáo cho cộng đồng

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

Thêm 1 lưu ý với mọi người nhà mình: cẩn trọng khi đi ăn uống bên ngoài - thường được gọi chung là "thức ăn đường phố".

- Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

2. An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

- Không ăn rau sống, không uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

- Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B.

4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang