Hôm trước ngồi kể chuyện cá nhiều cá ít, chợt nhớ chuyện bắt cá ở miền Tây. Khoan hẵng nói đến bắt cá cạn, tát đìa, đặt trúm, lợp, lờ, giăng lưới..., chỉ ngồi nhớ chuyện câu cá đã thấy nhớ không hết rồi.Tạm gọi tên theo cách người ta câu.
Câu cắm: thường câu được cá lóc. cá trê. Cần câu là 1 đoạn trúc hay tre dày cỡ bằng ngón tay, dài chừng 6 tấc. Lưỡi câu khá to. Mồi là nhái con, hoặc dế nhũi. Cần câu cắm sâu vào đất, cạnh mấy cái đìa (ao) mùa nước mới nổi lấp xấp. Cần cắm chặt vì có khi con cá lóc to quá dính câu, vùng vẫy mạnh quá lôi luôn cả cần đi. Tuy nhiên, nếu chịu khó đi tìm cũng có thể thấy cả cần, cả cá đang bị vướng trong cỏ. Điểm đặc biệt là cá ăn loại câu này thường nuốt luôn mồi, nên nuốt luôn lưỡi câu, ít bị sẩy. Nhưng khi câu được con cá to, muốn đem bán thì đôi lúc phải hy sinh luôn cái lưỡi câu!
Câu nhắp: chuyên câu cá thiều. Người câu cá chọn 1 khúc sông mát vào sáng sớm, ngồi trên xuồng có treo sẵn 1 tấm màn ở cạnh xuồng. Mồi câu là cám rang cho thơm. Cần câu mảnh, dài chừng hơn thước rưỡi. Lưỡi câu rất mảnh và sắc. Điểm đặc biệt là người câu phải quăng lưỡi câu vào đúng 1 điểm, nơi tay trái đã ném 1 nhúm cám để cá tập trung. Cứ thế, tay trái ném cám từng nhúm nhỏ, tay phải cầm cần, quăng lưỡi câu đúng chỗ có cám rồi giật nhẹ, xéo về phía tấm màn. Những con cá đang ăn mồi sẽ bị lưỡi câu móc trúng hàm và bị quăng trúng tấm màn, rớt vào xuồng. Những con cá thiều nhỏ như ngón tay út, mình mỏng, vảy bạc cứ loang loáng trong nắng sớm. Cứ thế cho đến khi nắng rát khoảng gần trưa thì ngưng. Người câu giỏi chắc cũng được hơn ký cá mỗi buổi.
Câu giăng
Câu quăng
Câu rê
Câu cá chốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét